Tổng hợp 7 thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể tốt nhất
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi người. Đây là cách tốt nhất để bổ sung hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vậy đâu là những thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể? Hãy cùng Alfamil tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Những thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể tốt nhất
1. Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, khói bụi, thay đổi thời tiết,… Sức đề kháng tốt giúp cơ thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh từ môi trường, loại bỏ hoặc tiêu diệt các mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
2. Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể
Suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể bị yếu đi, hệ miễn dịch bị giảm. Các nguyên nhân chính làm giảm sức đề kháng là:
- Hệ miễn dịch yếu.
- Không khí bị ô nhiễm.
- Thức khuya.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh.
- Thừa cân, béo phì.
- Ngủ không đủ giấc.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
- Uống ít nước.
3. Dấu hiệu sức đề kháng suy giảm
Một số biểu hiện khi sức đề kháng bị suy giảm phải kể đến như:
- Thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tâm trạng kém.
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi,…
- Dễ mắc bệnh hơn như sốt, viêm xoang, cảm lạnh.
- Nhiễm trùng kéo dài.
4. Các thực phẩm tăng cường sức đề kháng
Bên cạnh việc rèn luyện thể chất, tập luyện thể dục, tránh xa căng thẳng mệt mỏi thì bạn cũng cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể để củng cố hệ miễn dịch. Vậy đâu là các thực phẩm tăng cường đề kháng?
4.1. Cam, quýt, trái cây có múi
Các loại trái cây có múi họ cam, quýt là nguồn cung cấp Vitamin C dồi dào cho cơ thể. Vitamin C rất tốt cho cơ thể, nó giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch đẩy lùi các triệu chứng cảm cúm đặc biệt trong đó có bệnh do virus corona gây ra. Do đó, khi chọn thực bổ sung sức đề kháng thì các loại trái cây như cam, quýt luôn là lựa chọn hàng đầu.
=> Xem thêm: Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ
4.2. Tỏi
Tỏi không chỉ được dùng như một gia vị để chế biến món ăn mà nó còn là một cây thuốc quý. Tỏi rất tốt để kháng lại các loại virus gây bệnh, giúp ngăn ngừa cảm cúm, viêm đường hô hấp, giảm mỡ máu, hạ huyết áp,… Tỏi còn chứa hàm lượng cao Vitamin A, C, B, D… cùng nhiều khoáng chất khác nữa.
4.3. Gừng
Tương tự với tỏi, gừng cũng là một trong những thực phẩm được dùng làm gia vị trong nấu ăn. Gừng có thể giúp giảm cân, chữa bệnh viêm xương khớp, ngăn ngừa viêm đường hô hấp, giảm nồng độ cholesterol,…
4.4. Ớt chuông
Ớt chuông có 3 màu phổ biến là xanh, đỏ và vàng tuy nhiên ớt chuông đỏ có tác dụng nhiều nhất và chứa nhiều Vitamin C. Theo các chuyên gia, ớt chuông đỏ chứa lượng Vitamin C gấp 3 lần so với cam. Các mẹ có thể sử dụng thực phẩm tăng sức đề kháng này kết hợp với các món ăn khác để tạo nên các hương vị khác nhau cho bữa ăn của mình.
4.5. Thịt bò
Thịt bò có hàm lượng protein và Vitamin B6 tương đối cao. Không chỉ có thế, thịt bò giàu kẽm và các khoáng chất thiết yếu khác giúp quá trình tổng hợp protein nhanh chóng để tăng cường đề kháng.
4.6. Nấm hương
Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô, trung bình giá trị dinh dưỡng 100g nấm hương chứa 33 calo, lipid 0,5 g, natri 9 mg, kali 304 mg, cacbohydrat 7 g, chất xơ 2,5 g, đường thực phẩm 2,4 g, protein 2,2 g, canxi 2 mg, sắt 0,4 mg, vitamin D 18 IU, vitamin B6 0,3 mg và magie 20 mg… Đây đều là những chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Theo các nhà nghiên cứu, nấm hương cũng có tác dụng chống vi-rút kháng các loại cúm, cúm lợn và viêm gan.
4.7. Trà xanh
Trà xanh có chứa flavonoid làm giảm nguy cơ cảm lạnh thông thường. Theo các nghiên cứu, tiêu thụ những thực phẩm giàu flavonoid sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp so với những người không sử dụng. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều hoặc dùng vào buổi tối vì đối với cơ địa đặc biệt khó ngủ dễ gây nên tình trạng mất ngủ.
5. Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm tăng sức đề kháng
Vì không phải thực phẩm nào cũng toàn diện nên khi sử dụng thực phẩm tăng sức đề kháng bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng linh hoạt, kết hợp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng với nhau trong đó:
- Nhóm bột đường (glucid chiếm 50-60% nhu cầu năng lượng của cơ thể): Nên sử dụng gạo không xay xát kỹ để không bị mất đi các vitamin nhóm B, chất xơ. Nên ăn xen kẽ với khoai lang, khoai tây,… để tạo sự đa dạng.
- Nhóm chất đạm (protein chiếm 15-20%): Nên ăn phối hợp giữa đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa,…) và đạm thực vật (các loại đậu…). Tuy nhiên, không ăn quá nhiều thịt đỏ vì nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch, gout, …
- Nhóm chất béo (lipid chiếm 20-30%): Ưu tiên sử dụng các chất béo bão hòa như omega-3, omega-6, omega-9 có trong dầu oliu, dầu hướng dương,…
- Nhóm vitamin và khoáng chất: Có nhiều trong rau xanh, quả chín.
Tóm lại, để duy trì sức đề kháng luôn khỏe mạnh ngoài sử dụng các thực phẩm tăng đề kháng bạn cần phải hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, thường xuyên luyện tập thể dục và tránh xa lo âu, căng thẳng.