Canxi cho mẹ bầu và sau sinh: 4 cách bổ sung?
Trong suốt quá trình mang thai và sau sinh, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng lên rõ rệt. Canxi là vi chất quan trọng hàng đầu giúp mẹ và con khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bổ sung canxi thế nào cho đúng và đủ là điều không phải mẹ nào cũng rõ. Việc thiếu hay thừa canxi đều có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Cùng tìm hiểu ngay với Unical Mama Calcium.
1. Vì sao mẹ bầu và sau sinh cần bổ sung canxi?
Canxi là khoáng chất thiết yếu trong suốt quá trình mang thai và giai đoạn sau sinh. Thiếu canxi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Canxi cho mẹ bầu và sau sinh
1.1. Đối với mẹ bầu:
-
Xây dựng xương và răng cho thai nhi: Canxi là thành phần chính giúp thai nhi phát triển khung xương, răng và tim mạch ngay từ những tuần đầu thai kỳ.
-
Ngăn ngừa loãng xương sớm cho mẹ: Khi thai nhi không được cung cấp đủ canxi từ chế độ ăn, cơ thể mẹ sẽ tự động rút canxi từ xương của mẹ để nuôi thai. Việc này khiến mẹ bị mất xương, dễ đau nhức khớp và loãng xương về sau.
-
Giảm nguy cơ chuột rút, tê bì chân tay: Nhiều mẹ bầu gặp tình trạng co rút cơ (đặc biệt là ban đêm), nguyên nhân chủ yếu là thiếu canxi.
-
Ổn định huyết áp, phòng ngừa tiền sản giật: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định huyết áp và hệ thần kinh. Việc thiếu hụt canxi làm tăng nguy cơ cao huyết áp và tiền sản giật – những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
1.2. Đối với mẹ sau sinh
-
Hồi phục hệ xương khớp: Sau quá trình mang thai và sinh nở, mẹ rất cần bổ sung canxi để phục hồi mật độ xương, tránh tình trạng đau nhức, mỏi gối kéo dài.
-
Duy trì chất lượng sữa mẹ: Trong sữa mẹ có chứa canxi để cung cấp cho bé. Nếu khẩu phần của mẹ không đủ, cơ thể mẹ sẽ tiếp tục lấy canxi từ xương, khiến mẹ càng suy yếu.
-
Ngăn ngừa các triệu chứng hậu sản do thiếu canxi: Như rụng tóc, móng giòn, loãng xương sớm, mất ngủ, dễ cáu gắt, mệt mỏi…
2. Nhu cầu canxi theo từng giai đoạn
Giai đoạn | Nhu cầu canxi/ngày |
---|---|
3 tháng đầu thai kỳ | 800 mg |
3 tháng giữa thai kỳ | 1000 mg |
3 tháng cuối thai kỳ | 1200 – 1500 mg |
Giai đoạn cho con bú | 1300 – 1500 mg |
Nhu cầu canxi cho mẹ bầu và sau sinh
Mỗi ngày, từ thực phẩm, mẹ chỉ có thể hấp thụ khoảng 300 – 500 mg canxi. Do đó, viên uống bổ sung canxi là lựa chọn cần thiết để đảm bảo đủ nhu cầu hàng ngày.
Unical Mama Calcium – Bổ sung canxi cho mẹ bầu và sau sinh
Unical Mama Calcium là sản phẩm bổ sung canxi được nghiên cứu dành riêng cho mẹ mang thai và sau sinh, người trưởng thành cần bổ sung canxi. Với công thức canxi dễ hấp thu từ Nhật Bản, kết hợp vitamin D3 và K2, sản phẩm giúp:
- Hỗ trợ bổ sung canxi tối ưu, giúp xương chắc khỏe.
- Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và đau nhức xương khớp.
- Giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả, không gây táo bón.
Việc kết hợp Unical Mama Calcium với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bảo vệ hệ xương chắc khỏe một cách toàn diện, phòng ngừa tình trạng loãng xương sớm ở phụ nữ.
=> Xem chi tiết sản phẩm Unical Mama Calcium chính hãng tại đây!
3. Dấu hiệu cho thấy mẹ đang thiếu canxi
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu canxi sẽ giúp mẹ chủ động bổ sung kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
3.1. Chuột rút, đau nhức cơ bắp
-
Đây là biểu hiện điển hình nhất khi cơ thể thiếu canxi, thường xuất hiện về đêm hoặc khi đứng lâu.
-
Mẹ có thể cảm thấy co thắt cơ chân, đau bắp chân, đau lưng hoặc mỏi vai gáy.
3.2. Móng tay giòn, tóc rụng nhiều
-
Thiếu canxi khiến cấu trúc móng và tóc yếu đi, dẫn đến tình trạng tóc khô, xơ, dễ gãy rụng, móng tay mỏng và dễ bong tróc.
Thiếu canxi cho mẹ bầu và sau sinh gây rụng tóc
3.3. Tê bì tay chân, cảm giác kiến bò
-
Đây là dấu hiệu rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ do thiếu canxi, gây ra cảm giác tê buốt, ngứa râm ran ở tay, chân hoặc đầu ngón tay.
3.4. Đau lưng, mỏi khớp, dễ gãy xương
-
Cơ thể mẹ sẽ rút canxi từ xương để cung cấp cho thai nhi hoặc sản xuất sữa, gây loãng xương sớm nếu không bổ sung đầy đủ.
-
Dễ thấy nhất là đau vùng thắt lưng, mỏi đầu gối, cứng khớp vào sáng sớm.
3.5. Khó ngủ, dễ cáu gắt, hồi hộp
-
Canxi không chỉ liên quan đến xương mà còn ảnh hưởng đến truyền dẫn thần kinh. Thiếu canxi khiến mẹ khó thư giãn, mất ngủ, dễ căng thẳng.
3.6. Vấn đề về răng miệng
-
Răng yếu, dễ lung lay hoặc bị sâu; nướu dễ chảy máu là biểu hiện của việc thiếu canxi kéo dài.
Nếu có những dấu hiệu trên, mẹ nên đi khám và xét nghiệm vi chất để được tư vấn bổ sung phù hợp.
4. Uống canxi vào thời điểm nào là tốt nhất?
Bổ sung canxi đúng cách không chỉ là uống đủ liều mà còn cần đúng thời điểm. Để cơ thể hấp thu tối đa và hạn chế tác dụng phụ như: táo bón, lắng đọng canxi.
Thời điểm bổ sung canxi cho mẹ bầu và sau sinh
4.1. Thời điểm lý tưởng nhất: Buổi sáng sau ăn 30–60 phút
-
Đây là lúc dạ dày hoạt động tốt, giúp hấp thu canxi hiệu quả hơn.
-
Buổi sáng thường có ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, từ đó tăng khả năng hấp thu canxi.
-
Uống vào sáng sớm cũng giúp hạn chế nguy cơ lắng đọng canxi trong thận – một tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung sai thời điểm.
Nếu mẹ thường uống canxi dạng viên nén hoặc viên sủi, hãy uống ngay sau bữa sáng khoảng 30–60 phút, kèm theo 1 cốc nước đầy.
4. 2. Tránh uống canxi vào buổi tối
-
Uống canxi vào buổi tối, nhất là trước khi ngủ, có thể gây khó ngủ, đầy bụng.
-
Ngoài ra, vào ban đêm, thận hoạt động chậm hơn, dễ dẫn đến lắng đọng canxi, hình thành sỏi thận nếu kéo dài.
4.3. Không uống canxi cùng lúc với sắt và thực phẩm giàu chất xơ
-
Sắt và canxi cạnh tranh hấp thu trong ruột, nên không nên uống 2 loại này cùng lúc. Tốt nhất là nên cách nhau 2 giờ.
-
Thực phẩm giàu oxalat (như rau bina, socola, trà xanh) hoặc giàu chất xơ không hòa tan cũng giảm hấp thu canxi nếu dùng cùng lúc.
Ví dụ lịch uống:
-
Sáng: Uống canxi sau ăn sáng 30 phút
-
Trưa: Bổ sung DHA hoặc vitamin tổng hợp
-
Chiều/tối: Bổ sung sắt sau bữa tối, cách canxi ít nhất 2 giờ
4.4. Kết hợp với vitamin D3 và K2
-
Để canxi được hấp thu tối ưu và đến đúng nơi cần thiết như xương, mẹ nên chọn sản phẩm có thêm vitamin D3 và K2 (MK7).
-
Nếu không có đủ vitamin D, lượng canxi mẹ uống có thể không được hấp thu hoặc bị đào thải ra ngoài.
5. Nên chọn loại canxi nào tốt cho mẹ bầu và sau sinh?
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại canxi, mẹ nên lưu ý các điểm sau:
Ưu tiên canxi dễ hấp thu:
-
Canxi Citrate hoặc Canxi Lactate (canxi hữu cơ): Dễ hấp thu, ít gây nóng trong, ít táo bón.
-
Canxi nano: Kích thước nhỏ, thẩm thấu nhanh, ít gây lắng đọng.
Nên kết hợp thêm:
-
Vitamin D3: Giúp hấp thu canxi qua ruột hiệu quả hơn.
-
Vitamin K2 (MK7): Đưa canxi đến đúng nơi cần thiết như xương, tránh lắng đọng ở mô mềm.
-
Magie: Hỗ trợ chức năng thần kinh, giảm căng thẳng.
-
Collagen type II (nếu có): Hỗ trợ khớp và sụn sau sinh.
Hình thức phù hợp:
-
Viên sủi: Dễ uống, hấp thu nhanh.
-
Viên nhai hoặc siro: Phù hợp với mẹ hay buồn nôn.
-
Viên nén: Thường nhỏ gọn, tiện lợi mang theo.
6. Bổ sung canxi từ thực phẩm: Mẹ nên ăn gì?
Mặc dù cần uống thêm viên canxi, nhưng mẹ vẫn nên bổ sung canxi tự nhiên qua thực phẩm mỗi ngày:
Thực phẩm giàu canxi:
-
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, phô mai
-
Hải sản: Tôm, cua đồng, cá mòi (ăn cả xương)
-
Rau xanh đậm: Cải bó xôi, cải xoăn, cải thìa
-
Đậu phụ, đậu nành
-
Hạt: Hạnh nhân, hạt chia, mè đen
-
Ngũ cốc nguyên cám
Lưu ý: Một số thực phẩm như trà đặc, chocolate, nước ngọt có gas có thể cản trở hấp thu canxi, nên hạn chế dùng trong thai kỳ và sau sinh.
Bổ sung canxi cho mẹ bầu và sau sinh không chỉ là việc cần làm mà là việc phải làm đúng. Một chế độ ăn giàu canxi kết hợp với sản phẩm bổ sung phù hợp sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt và bé bú sữa mẹ cũng được hấp thụ canxi đầy đủ.
Nếu mẹ còn băn khoăn chưa biết nên chọn loại canxi nào phù hợp với từng giai đoạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn kỹ hơn nhé!